Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ khi gia công đến chất lượng bề mặt của chi tiết luôn là bài toán cấp bách trong lĩnh vực gia công cơ khí.
Trong ngành công nghiệp thời trang hiện nay, các phương pháp cắt vải truyền thống đã được thay bằng các phương pháp hiện đại. Một trong các phương pháp đó là cắt bằng laser.
Bánh răng là một chi tiết máy điển hình trong chế tạo máy, việc nghiên cứu, gia công bánh răng rất phức tạp. Trong sản xuất loạt lớn, hàng khối bánh răng được gia công bằng phương pháp phay lăn răng, xọc bao hình trên các máy gia công răng chuyên dùng.
Trong quá trình gia công chi tiết dạng tấm vỏ trên máy cắt plasma có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chi tiết: tốc độ cắt, dòng plasma, kỹ thuật lập trình,
Với thế mạnh là một trường đại học kỹ thuật có uy tín và vị thế trong khu vực. Trường Đại học Sao Đỏ trong những năm qua đã không ngừng phát triển trong việc nghiên cứu khoa học, công nghệ. Những đề tài đã mang tính ứng dụng cao, có thể triển khai vào thực tế sản xuất. Qua đó càng khẳng định uy tín, trình độ của giảng viên nhà trường.
Hiện nay, đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, công đoạn tạo prototype thường chiếm khá nhiều thời gian trong quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Để khắc phục nhược điểm này, công nghệ in 3D đã ra đời và tạo ra bước đột phá trong sản xuất.
Trong quá trình tôi thép, chi tiết được làm nguội với tốc độ nhanh, chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt và trong lõi rất lớn nên ở trong chi tiết luôn tồn tại ứng suất dư. Do đó, việc xác định được nguyên nhân, vị trí và mức độ biến dạng của chi tiết trong quá trình nhiệt luyện là vấn đề quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chi tiết máy
Ngày nay, phục hồi trục khuỷu bằng phương pháp phun phủ đã dần trở nên phổ biến, tuy nhiên chất lượng lớp phun phủ bề mặt phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn phương pháp làm sạch và tạo nhám bề mặt. Trong bài viết này tác giả lựa chọn phương pháp, chế độ làm sạch và tạo nhám bề mặt cho bề mặt trục khuỷu trước khi phun phủ.
Để củng cố, vận dụng một cách tổng hợp những kiến thức đã học về đặc trưng cơ học của vật liệu trong môn học sức bền vật liệu, vật liệu cơ khí…, việc thực nghiệm mô hình, xác định cơ tính của vật liệu trên máy kéo nén vạn năng WEW-600B giúp cho sinh viên vận dụng những kiến thức đã học.
Một số kết cấu trong quá trình chế tạo, lắp ghép làm việc dưới tác dụng của nhiệt độ gây biến dạng dẫn tới phá hủy kết cấu, làm giảm tuổi thọ của sản phẩm. Để nâng cao hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật thì ngay trong quá trình thiết kế việc xác định trường nhiệt độ bằng phương pháp phân tích trên phần mềm Cosmos là giải pháp hữu hiệu.
Ngày nay, có rất nhiều phương pháp đánh giá độ bền mỏi đường hàn: Theo ứng suất danh nghĩa, theo ứng suất tới hạn, theo lý thuyết của cơ học phá huỷ… Các phương pháp đánh giá độ bền mỏi đường hàn đưa ra đồ thị đường cong mỏi S-N là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa ứng suất tác dụng lên mối hàn và tuổi thọ của mối hàn, qua đó đánh giá tuổi thọ mối hàn.
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch và vô tận, nếu được nghiên cứu sử dụng một cách hợp lý thì chúng ta có thể tiết kiệm được một lượng lớn về năng lượng và góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Ngày 29 tháng 9 năm 2017, Bộ môn Thực hành thực nghiệm cơ khí tổ chức hội thảo chuyên đề: “Mô phỏng quá trình phát sinh nhiệt cắt khi gia công trên máy tiện CNC-JG100” tại phòng Hội thảo khoa Cơ khí. Dưới sự điều hành của Ths. Mạc Văn Giang, hội thảo đã làm sáng tỏ quá trình truyền nhiệt, nhiệt phát sinh cực đại trên vùng biến dạng II làm cơ sở lựa chọn chế độ cắt (S, t, F) phù hợp với cặp vật liệu dao - phôi.