I. Cơ sở lý thuyết về mô phỏng cơ cấu máy
1. Đặt vấn đề
Máy móc, thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng, đã giải phóng sức lao động của con người, nâng cao độ chính xác và năng suất lao động, là tiền đề thay đổi cuộc sống của lịch sử loài người. Nhằm giúp cho người thiết kế kiểm soát được trạng thái làm việc của sản phẩm ngoài công đoạn tính toán, thiết kế thì mô phỏng đã giúp nâng cao tính trực quan và phân tích đặc tính cơ học của sản phẩm như các đại lượng về động học, động lực học...từ đó làm cơ sở để hiệu chỉnh, tối ưu hóa quá trình thiết kế.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Nguyên tắc mô phỏng động học
Điều kiện của việc thực hiện bài toán là coi các chi tiết máy cấu thành lên cơ cấu máy là các vật rắn tuyệt đối.
Cơ sở của việc mô phỏng động học dựa vào nguyên tắc 6 bậc tự do của vật thể trong không gian của hệ tọa độ tự nhiên. Một vật rắn ở trạng thái không chịu liên kết thì có vô số bậc tự do (khả năng chuyển động), để thuận lợi trong quá trình phân tích chuyển động các chuyển động này được phân tích thành 6 chuyển động thành phần.
Khi 1 thành phần bị hạn chế gọi là khống chế bậc tự do( dùng trong gá đặt chi tiết khi gia công)
Để cơ cấu máy thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào đó số bậc tự do của cơ cấu phải phù hợp, do đó việc xác định số bậc tự do của cơ cấu và các khớp tạo liên kết liên kết nhằm hạn chế số bậc tự do:
1. Thiết lập các giàng buộc
Giàng buộc vị trí là xác định vị trí của khâu trong nhóm tĩnh định và trên cơ cấu bao gồm: giàng buộc vị trí hình học, quan hệ động học, tỉ số truyền...
Xem toàn văn tại đây