Xây dựng chương trình đào tạo, bám sát chuẩn đầu ra, đầu tư trang thiết bị hiện đại là những việc làm cấp bách để đón đầu cách mạng công nghiệp 4.0 của Khoa Cơ khí, Đại học Sao Đỏ
Trong những năm gần đây, khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Theo Ông Đào Phan Long, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cho rằng, thời gian qua, cơ khí nội địa Việt Nam thuộc các thành phần sở hữu đã khởi sắc. Việt Nam đã hình thành được một số sản phẩm cơ khí, đó là: Phân ngành sản xuất kết cấu thép và lắp máy đủ sức tham gia xây dựng tốt các công trình công, nông nghiệp; phân ngành đóng tàu thủy có khả năng đóng được tàu viễn dương đạt tiêu chuẩn quốc tế; phân ngành sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, xe đạp đã đáp ứng một phần nhu cầu nội địa; phân ngành chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp đã chế tạo được một số loại động cơ đốt trong công suất nhỏ để làm máy canh tác nông nghiệp…
Sinh viên Cơ khí thực tập tại công ty Regina Miracle international - KCN VSIP Thủy Nguyên - Hải Phòng
Tuy nhiên hướng phát triển trong thời gian tới đối với sản xuất Cơ khí là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; dự báo có đột phá lớn về công nghệ ảnh hưởng tới sản xuất cơ khí là công nghệ in 3D, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy… Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sản xuất cơ khí sẽ tạo ra các “nhà máy cơ khí thông minh”. Trong các nhà máy này, hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý.
Sản phẩm quân Cờ Vua được gia công trên máy tiện CNC
Trước tình hình đó, Khoa Cơ khí trong những năm qua đã không ngừng đổi mới từ nâng cao đội ngũ giảng viên, đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường liên kết hợp tác doanh nghiệp, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp đã được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao. Điều đó thể hiện bằng việc tỷ lệ sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành, thu nhập ổn định, cơ hội thăng tiến. Hiện nay Khoa đang đào tạo các chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy, Cơ điện tử, công nghệ Hàn. Chương trình đào tạo liên tục được đổi mới và cập nhật thông qua các đợt khảo sát, lấy ý kiến của chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, cựu sinh viên, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng lao động. Từ đó chuẩn đầu ra của ngành được rà soát và bám sát thực tiễn sản xuất. Sau đó là quá trình đào tạo, với phương châm đào tạo ra các kỹ sư vừa có kiến thức lý thuyết vừa có tay nghề thực hành. Hiện nay tỷ lệ kiến thức giữa lý thuyết và thực hành khá cân bằng. Từ lợi thế trang thiết bị máy móc được đầu tư dàn trải, đa dạng. Máy vạn năng, máy CNC, thiết bị đo, thiết bị thử độ cứng, nhiệt luyện và phục hồi bề mặt, gia công đặc biệt,…Sinh viên sau mỗi học phần lý thuyết được thực hành, thực nghiệm ngay tại xưởng. Qua đó nâng cao tay nghề và tiếp thu kiến thức chuyên môn tốt hơn.
Lập trình hàn tự động trên Rô bốt Hàn
Gia công trên máy cắt Plasma CNC