Ảnh hưởng của chế độ xung và tốc độ dây cắt đến độ nhám bề mặt chi tiết hợp kim nhôm A6061 khi gia công trên máy cắt dây tia lửa điện.
Thứ sáu - 12/01/2018 16:37
Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ khi gia công đến chất lượng bề mặt của chi tiết luôn là bài toán cấp bách trong lĩnh vực gia công cơ khí.
1. Đặt vấn đề.
Một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng bề mặt chi tiết gia là độ nhám bề mặt (Ra). Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của bề rộng xung, tốc độ dây cắt đến độ nhám bề chi tiết hợp kim nhôm A6061 khi gia công trên máy cắt dây tia lửa điện GS 3240 (tại trung tâm thực hành thực nghiệm Cơ khí – ĐH Sao Đỏ).
2. Phương pháp nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này sử dụng các điều kiện cố định sau để tiến hành thực nghiệm: máy cắt dây tia lửa điện – model GS 3240. Đối tượng nghiên cứu – chi tiết làm từ hợp kim nhôm A6061 với kích thước L×L×Н=20×20×100 mm, cắt trên mặt L×L. Vật liệu dây cắt molipden, đường kính dây 0,18 mm.
2.1. Ảnh hưởng của độ rộng xung đến độ nhám bề mặt
Khi gia công hợp kim nhôm A6061 để đảm bảo độ nhám bề mặt nhỏ và năng suất cắt cao nên chọn độ rộng xung nhỏ.
2.2. Ảnh hưởng của tốc độ dây cắt đến độ nhám bề mặt
Khi gia công để đảm bảo độ nhám bề mặt nhỏ nên chọn tốc độ dây cắt nhỏ (độ nhám bề mặt đo dọc theo chiều dây cắt khi tốc độ dây = 2 w.s). Nếu gia cân để đạt năng suất cao thì chọn tốc độ cao nhất có thể.
3. Kết luận
- Nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa độ nhám bề mặt Rad, Ran với độ rộng xung và tốc độ dây cắt khi gia công hợp kim nhôm A6061 bằng phương pháp cắt dây tia lửa điện.
- Đưa ra khuyến cáo về chế độ cắt nên dùng để đạt được độ nhám bề bề mặt và năng suất cắt yêu cầu.
Xem nội dung
tại đây
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Toàn