Đào tạo gắn liền với thực tiễn sản xuất đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

Thứ ba - 13/03/2018 11:08
Đào tạo gắn lý thuyết với thực tiễn nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên để đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp sản xuất là định hướng phát triển của khoa Cơ khí - Trường Đại học Sao Đỏ.

      Cùng với việc liên tục đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, phù hợp với các giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra. Khoa cơ khí, trường Đại học Sao Đỏ trong những năm qua đã xây dựng chuẩn đầu ra là đào tạo các kỹ sư cơ khí, kỹ thuật viên cơ khí vừa có kiến thức lý thuyết, vừa có kỹ năng nghề nghiệp.

      Với các học phần cơ sở ngành: Cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, nguyên lý máy, chi tiết máy, vật liệu cơ học, vẽ kỹ thuật,…Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về ngành cơ khí. Sinh viên có thể sử dụng các phần mềm cơ khí để thiết kế, xây dựng bản vẽ hoàn chỉnh các sản phẩm cơ khí. Đối với một số cơ sở giáo dục thì chương trình đào tạo đến đó sẽ kết thúc. Nhưng với khoa Cơ khí, yêu cầu sinh viên phải xây dựng được quy trình công nghệ để chế tạo ra sản phẩm thật. Sản phẩm đó phải gắn với thực tiễn sản xuất, đang được các doanh nghiệp sử dụng.

      Muốn thực hiện điều đó, cần phải có hệ thống trang thiết bị máy móc từ vạn năng đến hiện đại, từ thiết kế đến chế tạo và đo kiểm. Với vị thế là một khoa truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển của nhà trường. Trong những năm qua khoa Cơ khí đã liên tục đầu tư máy móc, đặc biệt là các máy hiện đại CNC. Cùng với việc bám sát chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo linh hoạt hơn, sau khi kết thúc một học kỳ là sinh viên được thực hành thực tập tại trung tâm thực nghiệm của khoa. Qua đó dần hình thành kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên. Giúp sinh viên hiểu bài dễ dàng và hứng thú với các môn học. Cùng với đó hình thành tư duy, tác phong công nghiệp – những yếu tố rất cần đối với sinh viên sau tốt nghiệp.

    Có thể khẳng định điều đó thông qua các đợt thực tập của sinh viên tại các doanh nghiệp. Sinh viên của khoa dễ dàng tiếp cận với công việc tại doanh nghiệp, nhiều sinh viên được giữ lại để làm việc ngay cho doanh nghiệp mà không phải phỏng vấn và thử việc.  
 

4

Sinh viên trong giờ thực hành vẽ thiết kế trên máy tính

1

T.S Vũ Văn Tản hưởng dẫn sinh viên vận hành máy phay CNC X.mill 900

2

Th.S Mạc Văn Giang hướng dẫn sinh viên thực hành trên máy tiện CNC

3

Thực nghiệm gia công sản phẩm trên máy gia công xung

5
Vận hành Rô bốt hàn trong giờ học thực hành hàn công nghệ cao
7
Nghiên cứu chế tạo Rô bốt 

Tác giả bài viết: Vũ Tản

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây