Kỹ thuật Cơ điện tử - Ngành học cho ra đời những “sản phẩm thông minh”
- Thứ ba - 17/08/2021 15:42
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi toàn diện các nền sản xuất trên thế giới và tại Việt Nam nên ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử đã trở thành một ngành học 'hot' và thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy móc vàđam mê công nghệ.
Cơ điện tử (Mechatronics) là một chuyên ngành mới được hình thành trong thời gian gần đây. Các hệ thống công nghệ trước đây chủ yếu hoạt động trên các kết cấu cơ khí thuần túy kết với với các mạch điện tử điều khiển đơn giản, các hệ thống này vận hành để đáp ứng một số thao tác cơ bản. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất đòi hỏi có một công nghệ cao uyển chuyển, linh hoạt, thông minh hơn các công nghệ trước đây, chính vì vậy cơ điện tử ra đời.
Nhiều định nghĩa về Cơ điện tử khác nhau đã được nhiều nhà khoa học và công nghệ đưa ra với các cách nhìn và quan điểm khác nhau. Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Sự liên kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội và không ít thách thức cho sự phát triển của chính cơ điện tử. Hay có thể hiểu một cách giản đơn: cơ điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học.
Sản phẩm của công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là các dây chuyền sản xuất tự động, hệ thống máy tự động, robot, các thiết bị có độ hoạt động linh động cao, có trí thông minh và xử lý những thao tác phức tạp.
Cơ điện tử (Mechatronics) là một chuyên ngành mới được hình thành trong thời gian gần đây. Các hệ thống công nghệ trước đây chủ yếu hoạt động trên các kết cấu cơ khí thuần túy kết với với các mạch điện tử điều khiển đơn giản, các hệ thống này vận hành để đáp ứng một số thao tác cơ bản. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất đòi hỏi có một công nghệ cao uyển chuyển, linh hoạt, thông minh hơn các công nghệ trước đây, chính vì vậy cơ điện tử ra đời.
Nhiều định nghĩa về Cơ điện tử khác nhau đã được nhiều nhà khoa học và công nghệ đưa ra với các cách nhìn và quan điểm khác nhau. Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Sự liên kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội và không ít thách thức cho sự phát triển của chính cơ điện tử. Hay có thể hiểu một cách giản đơn: cơ điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học.
Sản phẩm của công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là các dây chuyền sản xuất tự động, hệ thống máy tự động, robot, các thiết bị có độ hoạt động linh động cao, có trí thông minh và xử lý những thao tác phức tạp.
Robot hàn, một sản phẩm của ngành kỹ thuật cơ điện tử
Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử được trang bị các kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén – thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh; kiến thức về cảm biến, robot.
Sinh viên ngành kỹ thuật cơ điện tử tham gia cuộc thi sáng tạo robocon toàn quốc
Sinh viên ngành kỹ thuật cơ điện tử chế tạo máy phân loại sản phẩm theo màu sắc
Cơ hội việc làm rộng mở cho kỹ sư Kỹ thuật cơ điện tử tương lai
Các tập đoàn công nghệ như Intel, Bosch, Nidec, Siemens, Samsung, Hồng Hải Mitsubishi… hay các công ty, doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thiết bị cơ khí, điện tử… chính là những "điểm đến" hàng đầu dành cho các kỹ sư Kỹ thuật cơ điện tử hiện nay.
Nhiều tập đoàn nước ngoài danh tiếng như Mitsubishi, Bosch, Siemens, Samsung… hiện đang tăng cường đầu tư vào Việt Nam và rất "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao nội địa; mở ra nhiều hướng đi mới đầy tiềm năng dành cho các bạn trẻ yêu thích ngành kỹ thuật cơ điện tử.
Theo dự báo, nhu cầu nhân lực lĩnh vực kỹ thuật nói chung và ngành Kỹ thuật cơ điện tử nói riêng đã rất cao và sẽ còn duy trì sức hút của nó trong khoảng 10 năm tới – khi đất nước ở vào giai đoạn phát triển nhanh và mạnh các nhu cầu ứng dụng tự động hóa vào trong sản xuất.
Các tập đoàn công nghệ như Intel, Bosch, Nidec, Siemens, Samsung, Hồng Hải Mitsubishi… hay các công ty, doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thiết bị cơ khí, điện tử… chính là những "điểm đến" hàng đầu dành cho các kỹ sư Kỹ thuật cơ điện tử hiện nay.
Nhiều tập đoàn nước ngoài danh tiếng như Mitsubishi, Bosch, Siemens, Samsung… hiện đang tăng cường đầu tư vào Việt Nam và rất "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao nội địa; mở ra nhiều hướng đi mới đầy tiềm năng dành cho các bạn trẻ yêu thích ngành kỹ thuật cơ điện tử.
Theo dự báo, nhu cầu nhân lực lĩnh vực kỹ thuật nói chung và ngành Kỹ thuật cơ điện tử nói riêng đã rất cao và sẽ còn duy trì sức hút của nó trong khoảng 10 năm tới – khi đất nước ở vào giai đoạn phát triển nhanh và mạnh các nhu cầu ứng dụng tự động hóa vào trong sản xuất.
Sinh viên năm cuối tham gia tuyển dụng của các doanh nghiệp hợp tác với khoa Cơ khí