TẢN MẠN 20/11 XƯA VÀ NAY
- Thứ hai - 04/11/2024 15:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam đã có từ ngàn đời và ý nghĩa cao cả ấy vẫn được duy trì tốt đẹp cho đến ngày nay. Ngày 20/11 chính là dịp để lớp lớp thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đến thầy cô giáo của mình.
Dù đang còn ngồi hay rời xa ghế nhà trường, cứ đến ngày 20/11, mọi người đều hướng đến thầy cô giáo, gửi những lời chúc, những món quà tốt đẹp đến thầy cô.Tuy nhiên, cách thức thể hiện tình cảm, tri ân đến thầy cô nhân ngày 20/11 của mỗi thời cũng có những sự khác biệt nhất định.
Tháng 01/1946, tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris được lấy tên FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).
Trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE nhằm tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Vào năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên, trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
Từ đó Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chính là dịp để thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn, tri ân sâu sắc của lớp lớp học sinh, sinh viên đến thầy cô giáo của mình, những người đã luôn luôn yêu thương, tận tình chỉ bảo các học trò trong suốt chuyến hành trình tri thức của mình. Dù đang còn là học sinh, sinh viên hay đã rời xa ghế nhà trường, cứ đến ngày 20/11, mọi người đều hướng tấm lòng tri ân đến công ơn của các thầy cô giáo, gửi những lời chúc, những món quà tốt đẹp nhất đến thầy cô của mình. Tuy nhiên cách thức thể hiện lòng biết ơn, tri ân thầy cô nhân ngày 20/11 mỗi thời cũng có sự khác biệt nhất định.
Trước đây, kinh tế đất nước chưa phát triển, cuộc sống còn nhiều thiếu thốn. Tuy nhiên, điều này không làm khó được những thế hệ học trò trước đó mỗi dịp 20/11 tới.
Những món quà đơn sơ, mộc mạc như bài thơ được viết tay, bông hoa hồng hái ở vườn nhà, chiếc bút máy mua trong hiệu sách, hay những tờ báo tường đều là những hiện vật để gửi gắm tình cảm của học trò tới người thầy, cô đáng kính của mình.
Tháng 01/1946, tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris được lấy tên FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).
Trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE nhằm tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Vào năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên, trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
Từ đó Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chính là dịp để thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn, tri ân sâu sắc của lớp lớp học sinh, sinh viên đến thầy cô giáo của mình, những người đã luôn luôn yêu thương, tận tình chỉ bảo các học trò trong suốt chuyến hành trình tri thức của mình. Dù đang còn là học sinh, sinh viên hay đã rời xa ghế nhà trường, cứ đến ngày 20/11, mọi người đều hướng tấm lòng tri ân đến công ơn của các thầy cô giáo, gửi những lời chúc, những món quà tốt đẹp nhất đến thầy cô của mình. Tuy nhiên cách thức thể hiện lòng biết ơn, tri ân thầy cô nhân ngày 20/11 mỗi thời cũng có sự khác biệt nhất định.
Trước đây, kinh tế đất nước chưa phát triển, cuộc sống còn nhiều thiếu thốn. Tuy nhiên, điều này không làm khó được những thế hệ học trò trước đó mỗi dịp 20/11 tới.
Chính vì điều kiện khi đó chưa đầy đủ vật chất như bây giờ nên quà tặng nhân dịp 20/11 của thời ấy cũng vô cùng đơn giản, mộc mạc. Thời xưa thì những bông hoa ấy không được chăm chút, trau chuốt kĩ càng như thời bấy giờ. Chỉ là một bông hoa thật đơn giả được gói trong giấy nilong trong suốt song trong đó là một bầu trời yêu thương
và kính mến mà những người học trò muốn gửi đến thầy cô của mình. Hay là những bông hoa “điểm 10” chính là một trong những món quà vô cùng ý nghĩa mà thời xưa hay là bấy giờ thì những bông hoa điểm 10 vẫn là món quà cực ý nghĩa, đặc biệt mà có lẽ thầy cô nào cũng đều rất hạnh phúc khi nhận được món quà này.
Hiện nay, khi công nghệ phát triển, xã hội bước vào thời kì số hoá 4.0, các món quà gửi tặng thầy cô trở nên đa dạng, thiết thực hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trước sự đa dạng và nhu cầu của mỗi người, thì thời nay việc lựa chọn để tìm một món quà ý nghĩa cho thầy cô nhân dịp đặc biệt này là không quá khó khăn.
Ngoài những bó hoa tươi thắm và nhiều vật phẩm mang nặng tính vật chất đều đang được học sinh, sinh viên lựa chọn làm quà tặng tri ân thầy cô của mình trong dịp lễ trọng đại này. Bên cạnh đó thì thay vì cặm cụi viết báo tường hay thiết kế những tấm thiệp hanmade thì học sinh, sinh viên thời nay có thể gửi lời chúc mừng đến những người lái đò của mình bằng tin nhắn qua facebook, zalo hay trên các nền tảng mạng xã hội khác hoặc sử dụng các thiết bị hay các ứng dụng để thiết kế những tấm thiệp chúc mừng thầy cô vô cùng độc đáo mới lạ.
Có thể thấy trải qua bao nhiêu năm thì mọi thứ đã có rất nhiều đổi thay và 20/11 xưa và nay có sự khác biệt khá rõ rệt từ những hoạt động để tri ân ngày lễ đặc biệt này hay là những món quà nhằm tri ân thầy cô giáo của mỗi người cũng dần trở nên phong phú, đa dạng và độc đáo hơn theo năm tháng. Tuy cách thể hiện mỗi thời một khác nhưng các thế hệ học trò luôn dành cho thầy cô sự trân trọng, quý mến, nhất là trong những ngày lễ đặc biệt – Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.